Thông tin loài

Tên tiếng việt: Cầy vòi mốc
Tên khoa học: Paguma larvata (Smith, 1827)
Họ: Viverridae
Bộ: Carnivora
Lớp: LỚP THÚ
Ngành: NGÀNH CÓ DÂY SỐNG
Mức độ bảo tồn IUCN:
Mức độ bảo tồn SDVN:
Mức độ bảo tồn NDCP: Nhóm IIB
Mức độ bảo tồn Nd64Cp:

Hình ảnh

Tên khác

Phân bố

Quảng Nam

Nguồn tài liệu

Đặc điểm

Thú ăn thịt cỡ trung bình (HB: 42-76cm; T: 40-58cm; HF: 7-10cm; W: 3 -7kg). Bộ lông có màu mốc hoặc hung toàn thân, không đốm, sọc; chuyển sang nâu đen ở chân và đuôi; có vạch trắng ở sống mũi lên đến đỉnh đầu. Thân mập, đệm chân lớn, nhất là ở chân sau, kéo dài thành thùy giúp bám cây khi leo trèo. Tuyến xạ cạnh hậu môn phát triển.

Công dụng - Giá trị sử dụng

Giá trị bảo tồn, khoa học, kinh tế, sinh thái

Hình ảnh

Tên khác

Phân bố

Lai Châu

Nguồn tài liệu

Đặc điểm

Cầy vòi mốc có kích thước lớn, trọng lượng từ 6 – 9 kg, thân dài từ 650 – 750 mm, đuôi dài từ 535 – 660 mm. Lông mọc dày trên thân. Nửa đùi trên, nửa đuôi trong lông màu vàng xám. Lông bụng vàng xám. Nửa đùi dưới, phần đuôi ngoài lông đen. Có một sọc lông trắng bắt đầu từ mũi đi qua giữa đầu và đến gáy, má màu trắng nhạt, ở góc tai và dưới mi mắt có đốm trắng. Con đực có tuyến xạ giữa hậu môn và bộ phận sinh dục ngoài.

Công dụng - Giá trị sử dụng

Giá trị bảo tồn, khoa học, kinh tế, sinh thái

Loài tương tự